Đối với người dùng Việt Nam, thuật ngữ eSIM còn khá mới mẻ. Thế nhưng, loại thẻ này được sử dụng phổ biến trên thế giới bởi những tiện ích mà nó mang lại. Vậy eSIM là gì, cách sử dụng như thế nào? Hãy cùng 40weeksthemovie.com tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
I. eSIM là gì?
eSIM là một dạng thẻ SIM được hàn trực tiếp trên bo mạch của thiết bị nhưng vẫn đảm bảo được các chức năng thông thường khác. Đặc biệt, loại thẻ sim này không chứa khay riêng và người dùng không thể tháo rời khỏi điện thoại. Thế nhưng, cũng giống như các loại sim thông thường khác, người dùng vẫn có thể đổi nhà mạc trong trường hợp sim không bị khóa.
Về kích thước, eSIM có chiều dài, chiều rộng nhỏ hơn sim vật lý rất nhiều và mỗi eSIM có thể tích hợp nhiều số thuê bao của các nhà mạng khác nhau.
II. Lợi ích khi dùng eSIM như thế nào?
Chắc hẳn sau khi biết được eSIM là gì, không ít người dùng thắc mắc lợi ích mà loại thẻ sim này mang lại là gì?
- Lợi ích đầu tiên của eSIM chính là có kích thước nhỏ hơn so với Nano sim. Theo đó, khi các linh kiện điện tử càng nhỏ thì thiết bị sẽ càng hiện đại, trang bị nhiều tính năng tốt hơn trước.
- Khi trang bị eSIM, các nhà sản xuất điện thoại có thể bỏ được khe cắm sim truyền thống, khay đựng sim và những linh kiện kết nối đến sim. Điều này sẽ giúp điện thoại không có khe hở để bụi, tạp chất len lỏi vào bên trong máy.
- Bên cạnh đó, eSIM còn giúp người dùng có những trải nghiệm tốt hơn trong quá trình sử dụng máy. Theo đó, bạn có thể chọn nhà mạng, gói cước mà mình muốn dùng; đồng thời việc chuyển đổi nhà mạng cũng được thực hiện dễ dàng.
- Ngoài ra,nhờ vào kích thước nhỏ nên eSIM sẽ giúp các thiết bị được thiết kế nhỏ gọn và nhẹ nhàng hơn trong tương lai. Đặc biệt loại thẻ sim truyền thống này rất hữu ích với những thiết bị điện tử cầm tay. Không chỉ vậy, việc bỏ SIM vật lý sẽ giúp loại bỏ đi những linh kiện điện tử kết nối sim với điện thoại. Với không gian rộng, các nhà sản xuất có thể thêm những linh kiện, mở rộng tính năng…
- Theo ước tính của các chuyên gia, các thiết bị Internet of Things trong tương lai sẽ trở thành một danh mục kết nối lớn. Những chiếc eSIM sẽ giúp các thiết bị điện tử hoạt động tốt hơn và khắc phục các hạn chế thường gặp.
III. eSIM hoạt động như thế nào?
Nếu bạn có cả eSIM và sim vật lý được kết nối với hai nhà mạng khác nhau thì chiếc điện thoại của bạn sẽ hiển thị 2 nhà mạng trên màn hình.
Nếu điện thoại của bạn ở chế độ chờ và cả sim vật lý, eSIM đều được cung cấp thì bạn có thể nhận được được cuộc gọi, tin nhắn trên cả hai số.
Ngoài ra, bạn có thể lưu trữ nhiều eSIM trong điện thoại, mỗi eSIM có thể lưu nhiều số điện thoại khác nhau. Thế nhưng, bạn chỉ có thể sử dụng 1 eSIM tại một thời điểm nhất định.
Tính đến hết tháng 5 năm 2022, ngoài 3 ông lớn về mạng di động ở Việt Nam là Viettel, Vinaphone, Mobifone thì có một nhà mạng khá trẻ là Itel cũng hỗ trợ eSIM.
Tất cả các nhà mạng đều đăng ký tính năng đổi eSIM trên website. Thậm chí 2 nhà mạng Viettel và Mobifone còn hỗ trợ người dùng đổi eSIM qua hai ứng dụng tương ứng là My Viettel và My Mobifone.
IV. Làm thế nào để biết thiết bị hỗ trợ eSIM?
Qua thông tin eSIM là gì, nếu bạn muốn chuyển đổi loại thẻ sim này trên điện thoại của mình thì hãy vào Cài đặt -> chọn Mạng di động -> Gói di động và nhấn vào gói mà bạn muốn dùng.
1. Phí đổi eSIM là bao nhiêu?
Phí đổi eSIM hiện nay là 25.000 đồng/lần/thuê bao. Trong trường hợp người dùng muốn hòa mạng mới hoặc chuyển đổi hình thức thuê bao muốn được cấp eSIM thì phí đổi sẽ được áp dụng theo phía nhà mạng/chuyển đổi hiện hàng.
Giấy tờ bạn cần cẩn chuẩn bị khi muốn đổi sang eSIM là chứng minh nhân dân (căn cước công dân, hộ chiếu) còn thời hạn sử dụng.
2. Cách kích hoạt, cài đặt eSIM
Khi bạn muốn chuyển đổi eSIM hoặc mua một số thuê bao mới, nhân viên nhà mạng sẽ cung cấp cho bạn mã QR, sau đó bản chỉ cần quét mã này tiến hành làm theo những bước cài đặt cơ bản.
Lưu ý, bạn cần phải giữ lại mã QR phòng trường hợp muốn kích hoạt lại sau này. Theo đó, mỗi mã sẽ tương ứng với 1 số thuê bao và bạn chỉ có thể sử dụng được trên 1 thiết bị duy nhất. Nếu để mất mã đó và muốn kích hoạt lại eSIM thì bạn cần ra cửa hàng để nhân viên nhà mạng đó cung cấp lại mã; nếu như bạn muốn đổi số thuê bao eSIM trên thiết bị khác thì cũng cần phải đến cửa hàng để được cấp mã mới.
V. So sánh sự khác nhau giữa eSIM với nano SIM
Điểm khác nhau giữa Nano Sim với eSIM là gì? Dưới đây là những điểm khác nhau đượcso sánh chi tiết:
1. Kích thước nhỏ gọn
Như đã đề cập, eSIM có kích thước nhỏ, nên dễ dàng nằm gọn trong thiết bị. Có thể nói đây chính là sự khác biệt lớn so với Nano SIM truyền thống trước đấy. Điều này đặc biệt có lợi khi áp dụng lên những dòng đồng hồ thông minh bởi chúng có kích thước rất nhỏ gọn.
2. Loại bỏ khe cắm sim
Việc loại bỏ khe cắm sim truyền thống trên thiết bị điện tử giúp giảm thiểu khoảng cách của các linh kiện, nhờ đó mà hạn chế tình trạng bám bụi bẩn hay nước lọt vào bên trong. Vì thế mà độ bền của thiết bị điện tử cũng được cải thiện đáng kể.
3. Chuyển đổi SIM dễ dàng
Quá trình cài đặt eSIM vào thiết bị điện tử được thực hiện dễ dàng bởi chỉ cần thao tác quét mã QR. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đăng ký chuyển đổi eSIM trực tuyến, tiến lợi bởi giúp tiết kiệm thời gian hiệu quả.
Trên đây là những thông tin tổng quan giúp bạn hiểu rõ eSIM là gì. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về công nghệ. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác nhé.